Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau... Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta có cách nhìn thấu đáo hơn về hậu quả của bạo lực học đường đối với gia đình, nhà trường và chính các em học sinh. - Theo WikipediaQuả thực những con số đáng nói ấy thật sự khủng khiếp tại Việt Nam, đất nước "thân yếu" ấy của bao con người đang biến thành cái đống đổ nát đấy ư ? Phải, Việt Nam từ những con người đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau đang giết nhau đấy.
"Tuổi trẻ là tương lai đất nước" nhưng đất nước đã nát dưới tay những kẻ hám lợi, bụng to mà giới trẻ ngày nay còn như thế thì đất nước sẽ ra sao nữa. Được biết vấn nạn bạo lực học đường luôn là vấn đề nóng của nhiều quốc gia trên toàn thế giới nhưng đối với tôi ở Việt Nam nó còn nóng hơn nhiều. Học sinh Việt Nam không dùng vũ khí nhưng những lời nóng và hành động đấm đá thực sự là ngang tầm với vũ khí. Nó đã để lại trong tâm hồn nạn nhân của vụ bạo hành ấy là cả một vết đen, một con dấu lớn trong cuộc đời rằng TÔI LÀ CON NGƯỜI TỪNG BỊ BẠO HÀNH. Vết đen ấy không chỉ tồn tại trong nạn nhân mà chính hung thủ cũng phải mang vết đen ấy nhưng còn đáng bị cay nghiệt hơn nhiều.
Qua số liệu tìm kiếm trên báo chí, tôi được biết đa phần các vụ bạo lực học đường xuất phát từ những vùng ngoại ô thành phố - những nơi đã được phổ cập đường truyền Internet. Tôi nhắc đến Internet, tức là Facebook - công cụ mạng xã hội lớn nhất thế giới, chắc chắn cũng đã đến được đây. Qua thống kê sơ lược có đến 80 % các vụ bạo lực học đường có nguyên nhân từ Facebook. Học sinh sử dụng Facebook để nói xấu hoặc thâm chí là không có nói xấu nhau nhưng lại bị hiểu nhầm.
Tôi là học sinh trong một ngôi trường rất nóng về vấn đề bạo lực học đường, suốt cả 3 năm và đến năm nay là 4 năm - năm cuối cùng tôi còn ở ngôi trường này, không một năm nào là tôi không chứng kiến hành vi bạo lực học đường cả. Nhưng điều kỳ lạ là năm nay lớp tôi có mặt trong vụ đáng buồn đó.
Vậy để làm sao để không còn những con số đáng buồn này nữa ? - Câu trả lời này còn phải hỏi xem giáo viên ở Việt Nam quan tâm đến học sinh đến mức nào.
2 nhận xét
Đúng vậy, ý kiến mà bạn đưa ra rất đúng với quan điểm của bản thân tôi.
Mình thấy bài viết này cũng hay, và mình chỉ quân tâm đến phần đặt vấn đề "giáo viên quân tâm đến đâu". Thật ra nhiều người không có "lương tâm" bằng "lương tháng" đâu. Nhiều người trong số họ tranh nhau chạy chức, chạy quyền... nhìn chung là không còn ý nghĩa giáo dục nữa. Bọn họ không chịu nghiên cứu soạn bài giảng mà cứ việc bê nguyên trên mạng xuống cho học sinh chép.xin chia sẻ cùng bạn
ConversionConversion EmoticonEmoticon